Áo dài Cô Sáu

Cho thuê áo dài cưới, bưng quả, lễ tân, áo dài chụp ảnh, áo dài cho mẹ, vest nam, việt phục, áo bà ba, trang phục kỷ yếu số lượng lớn nhất TPHCM

Image Slider

Cách vấn tóc trần, tóc vấn

Phân biệt áo giao lĩnh thời đại việt với đại minh

hướng dẫn xếp áo tấc và nhật bình

Hướng dẫn xếp áo từ nguồn Trần Nguyễn Trung Hiếu
Có một cách xếp áo rất xưa dành riêng cho những tấm áo quý, tức là những chiếc áo được may bằng các loại hàng tơ tằm đắt tiền như gấm, đoạn được may kép (có lót), đặc biệt là các tấm áo trong cung có thêu-đính-kết các vật liệu quý giá.
Vì khi xếp xong, bề trái của áo (lớp lót) sẽ đảo ra ngoài nên mình tạm gọi nôm na là "xếp lộn trái". Sự ma sát những lúc di dời, cầm nắm thường dễ làm sờn, rơi rụng các thứ thêu đính trên áo như kim sa, kim tuyến... nên cách xếp này sẽ hạn chế những rủi ro trên và việc cất giữ, bảo quản y phục cũng trở nên dễ dàng hơn.
Mình may mắn học được cách xếp áo này cũng từ những tài liệu nghiên cứu - lưu trữ của NNC Trịnh Bách. Tiếc là đến tận bây giờ mới có thời gian ghi hình lại để chia sẻ với mọi người.

Thi Cử Ngày Xưa

 Dưới triều Nguyễn, cứ 3 năm thì triều đình lại mở khóa thi Hương ở các tỉnh lớn, ai dự thi cũng được, thí sinh trúng tuyển thì được gọi là Cử-Nhân (người được địa phương tiến cử với triều đình). Năm sau thì các Cử-Nhân vào Kinh để thi Hội và thi Ðình. Ai đậu khóa thi Hội thì được gọi là Thám Hoa, đậu khóa thi Ðình thì được gọi là Tiến-Sĩ (người có tầm học uyên bác), tên họ sẽ được khắc trên bảng vàng hay bia đá, rồi lưu lại cho muôn thế hệ sau. Các tân khoa này đều sẽ trở thành quan lại của triều đình nếu họ muốn. Sau đó họ sẽ được ngồi võng lọng rồi được binh lính đưa về làng xưa để “vinh qui bái tổ”, một vinh dự tối cao mà ngày xưa tất cả các học trò đều mơ ước.

Thi cữ ngày xưa - Lều chõng

Một sĩ tử Bắc Kì đi thi.

Thi cữ ngày xưa - Lều chõng

Một sĩ tử Bắc Kì đi thi.

Thi cữ ngày xưa - Lều chõng

Thí sinh 70 tuổi đi thi.

Thi cữ ngày xưa - Lều chõng

Đến ngày lều chõng đi thi.

Thi cữ ngày xưa - Lều chõng

Lều chõng.

Thi cữ ngày xưa - Lều chõng 

Bãi đất làm kì thi Hương ở Nam Định cuối thế kỉ 19.

Thi cữ ngày xưa - Lều chõng

Quang cảnh trường thi Nam Định năm 1912.

Thi cữ ngày xưa - Lều chõng

Các quan chủ khảo ngồi trên một chiếc ghế cao dưới lọng để quan sát các thí sinh làm bài. Ảnh chụp tại trường thi Nam Định năm 1897.

Thi cữ ngày xưa - Lều chõng

Các quan chủ khảo ngồi trên một chiếc ghế cao dưới lọng để quan sát các thí sinh làm bài. Ảnh chụp tại trường thi Nam Định năm 1897.

Thi cữ ngày xưa - Lều chõng 

Một trường thi ở Nam Định mở năm 1897.

Thi cữ ngày xưa - Lều chõng

Hội đồng giám khảo tại trường thi Nam Định 1897.

Thi cữ ngày xưa - Lều chõng

Các vị quan chủ khảo tại trường thi Nam Định năm 1897.

Thi cữ ngày xưa - Lều chõng

Gíam khảo Trần Sĩ Trác.

Thi cữ ngày xưa - Lều chõng

Hội đồng giám khảo tới trường thi năm 1912.

Thi cữ ngày xưa - Lều chõng

Hình vẽ trường thi năm 1895.

Thi cữ ngày xưa - Lều chõng

Quan chánh chủ khảo Cao Xuân Dục ở kì thi Hương năm Đinh Dậu ở Nam Định.

Thi cữ ngày xưa - Lều chõng

Ngày vinh danh những thí sinh đỗ đạt tại trường thi Nam Định 1897. Có sự tham dự của toàn quyền Pháp Paul Doumer.

Thi cữ ngày xưa - Lều chõng

Sĩ tử và thân nhân nghe xướng danh.

Thi cữ ngày xưa - Lều chõng

Lễ xướng danh những sĩ tử đỗ đạt trường thi Nam Định 1897.

Thi cữ ngày xưa - Lều chõng

Đám đông tụ tập nghe xướng danh người trúng tuyển kì thi Hương tại Nam Định năm 1897.

Thi cữ ngày xưa - Lều chõng

Các sĩ tử và người thân ngồi nghe xướng danh công bố kết quả thi tại trường thi Nam Định 1897.

Thi cữ ngày xưa - Lều chõng

Bảng vàng khắc tên những người trúng tuyển tại trường thi Nam Định 1897.

Thi cữ ngày xưa - Lều chõng 

  Thí sinh trúng  tuyển diễu hành qua các giám khoa tại Nam Đjnh năm 1897.

Thi cữ ngày xưa - Lều chõng

Tân khoa làm lễ tạ ơn vua ở Vọng cung ở Nam ĐỊnh ngày 29/12/1897.

Thi cữ ngày xưa - Lều chõng

Những người đỗ đạt bái vọng tại Văn Miếu 1897.

Thi cữ ngày xưa - Lều chõng

Các tân khoa, trạng nguyên, thám hoa, tiến sĩ xúng xính áo, mão, hia do vua ban.

Thi cữ ngày xưa - Lều chõng 

Các tân khoa bái ông Tổng đốc Nam Định năm 1897.
Thi cữ ngày xưa - Lều chõng

Quan Tổng đốc Nam Định thay mặt nhà Vua thết đãi yến tiếc cho các tân khoa đỗ đạt.

Thi cữ ngày xưa - Lều chõng

Các tân khoa được rước đi dạo phố cho mọi người biết mặt.

Cho thuê việt phục

 CHO THUÊ VIỆT PHỤC SÀI GÒN 

🧧UPDATE VIỆT PHỤC tết nhằm phục vụ nhu cầu chụp ảnh tết đây ạ !!!

🌸Những mẫu áo việt phục hot nhất Xuân Năm Nay 🌸🌸

🧧CHUYÊN CHO THUÊ áo việt phục chụp hình, áo dài tết, áo yếm tết, áo tấc, áo nhật bình …

🧧Shop thường xuyên cập nhật những mẫu mới,mẫu hot, đa dạng màu sắc để phục vụ nhu cầu của khách hàng.

🧧có rất nhiều mẫu áo cao cấp và đa dạng ....phù hợp với mọi lứa tuổi) 


✅ Hỗ trợ chỉnh sửa theo form dáng của khách 

✅ Đội ngũ tư vấn thân thiện, nhiệt tình 

✅ Khuyến khích khách tới tiệm trực tiếp để thử cho ưng ý, trường hợp không đến thử được shop có thể gửi ship. 

✅ Giá thuê cực kỳ tốt

✅Phụ kiện cao cấp, giúp bạn phối đồ dễ hơn


🎀🎀🎀 ĐẶC BIỆT :

Hỗ trợ giá thuê ưu đãi cho các bạn PHOTO và MAKEUP 

ÁO TỨ ĐIÊN LÀ GÌ


 

ÁO TỨ ĐIÊN LÀ GÌ? HÌNH DÁNG CỦA NÓ RA SAO?

Cái tên "áo tứ điên" xuất hiện trong ghi chép của sứ thần nhà Nguyên khi đi sứ qua Đại Việt vào thời Trần. Sứ thần miêu tả áo là như bối tử (chỉ đối khâm, áo khoác), cổ tròn, như áo sam (cũng chỉ đối khâm, áo khoác).


Có 1 giả thiết là "áo tứ điên" là cách người Trung thời đó phiên âm 1 tên áo của tiếng Việt. Rất có thể đây là cách người Trung thời đó phiên âm cái tên "áo tứ thân", vì tứ điên được miêu tả căn bản không khác gì áo tứ thân, ngoài cổ áo tứ điên là cổ tròn.


Vậy loại áo như thế hình dáng thế nào? Sách Tam Tài Đồ Hội (ảnh 2-3) có vẽ người Giao Chỉ thời Lê sơ, mặc một loại áo khoác với cổ tròn, thắt ở giữa, được cho là áp tứ điên. Nhưng vì tranh được vẽ rất ko đúng tỉ lệ gì cả nên không thể hoàn toàn phỏng áo theo tranh này.

Thế nhưng loại áo khoác cổ tròn đã xuất hiện khá nhiều lần trong tranh. Tranh 1 vẽ một người đàn ông mặc áo khoác cổ tròn có nút, bên trong cũng mặc cổ tròn có nút. Đây rất có thể chính là áo tứ điên.

Tranh 4 là hiện vật áo vua Thanh ban tặng cho chúa Trịnh, là dạng áo khoác cổ tròn thắt nút.
Tranh 5 là vẽ Đàng Trong mặc cổ tròn thắt nút.

Tất cả những kiểu này rất có thể chính là hình dạng của áo tứ điên, một loại áo đã xuất hiện từ thời Lí Trần. Đến giờ, áo bà ba cũng khá tương tự kiểu này, nhưng chit eo nhiều hơn, và cổ ko còn tròn.
Kiểu này tại Trung Quốc cũng khá phổ biến.

PHỎNG DỰNG TRANG PHỤC THỜI LÊ TRUNG HƯNG

 PHỎNG DỰNG TRANG PHỤC THỜI LÊ TRUNG HƯNG DỰA TRÊN TƯỢNG HẬU PHẬT TỪ KHOAN CẨN NHÂN THẠCH QUÝ THỊ



Tượng hậu phật và phần văn bia có niên đại năm thứ 15 niên hiệu Vĩnh Thịnh (Công lịch 1719) đời vua Lê Dụ Tông. Dựa trên nội dung minh văn, vị hậu phật được thờ tại chùa Nành - Pháp Vân tự (Ninh Hiệp, Gia Lâm, Hà Nội) vốn là mẹ thân sinh của Ninh Thọ hầu, bia đề Thạch Quý thị, khuyết danh. Bà là vợ chính thất của Hiển cung đại phu Tuyên Quang xứ Tán trị thừa chánh sứ Tham nghị. Tham nghị là chức quan ở Thừa ty, hàm tòng Ngũ phẩm. Theo quy chế từ đời Hồng Đức về lệ truy phong và phong ấm thì phong hàm của vợ quan văn kém chồng 7 bậc. Vì thế bà được phong là Cẩn nhân (hàm tòng Cửu phẩm).
Bà là người đức độ, trong thì duy trì gia phong, nuôi dạy con cái nên người; ngoài thì đối xử nhân hậu với người dân; đối với người trong họ tộc thì bà kính trên nhường dưới, bởi vậy, khi Ninh Thọ hầu muốn bỏ tiền, quyên góp ruộng tốt để xin lập hậu phật thờ cúng ở chùa cho bà, các bậc kỳ lão tại địa phương đã đồng thuận, hằng năm thờ cúng bà Từ Khoan Cẩn nhân để hưởng sự báo đáp.

Tượng hậu phật được tạc đang ngồi theo tư thế bán kiết già trên đài sen. Về trang phục được khắc họa trên bức tượng hậu phật, bà Từ Khoan thượng thân mặc áo lót dạng viên lĩnh (áo cổ kiềng) có hoa văn chữ Vạn, hạ thể mặc váy quây với phần dải buộc trước ngực có cách thắt khá cầu kỳ, bên ngoài khoác áo trực lĩnh đối khâm, tóc thả xõa dài theo phong cách đặc trưng thời kỳ Lê Trung hưng và đội một dạng đầu sức khá sát với miêu tả của Phạm Đình Hổ trong “Vũ trung tùy bút” về “khăn bát tiên”. Trên cổ bà Thạch Quý đeo một chuỗi hạt và một loại trang sức dạng kiềng có gắn châu ngọc đá quý.
Các thành phần trong bộ y phục: viên lĩnh lót, thường quây ngang ngực, lớp đối khâm với hoa văn dạng triền chi hoa, lớp đối khâm phủ ngoài thẫm màu thấu quang, mũ bao đính và trang sức.
Đối khâm lớp ngoài cùng phủ lớp tơ sống Nam Cao mỏng, để lộ phần hoa văn của lớp bên dưới. Lối trang phục khoác áo voan/ the trùm ra ngoài đã được ứng dụng vào các tác phẩm mỹ thuật đương thời, có thể kể đến pho tượng thị hầu đền Bà Vũ, hay như bức tranh vẽ Lý Nam Đế và Hoàng hậu.

Ngoài ra, trong “Relatione della nuova missione delli P.P. della Compagnia di Giesù al Regno della Cocincina”, nhà truyền giáo người Ý Cristoforo Borri đã mô tả loại áo voan mặc phủ ngoài của người Việt thời Lê Trung hưng như sau:
“[...] portano poi sopra un velo, ma tanto fino, e sottile, che se bene con esso si coprono, tutto però traspare, rappresentando tutta questa compositura, con modesta sì, ma con altre tanto leggiadra gravità una fiorita, e gratiosa primavera.”
Tạm dịch:
"Họ mặc phủ ra ngoài một lần áo voan rất mỏng mà lại tinh tế, để mà khi họ đã che kín toàn thân bằng lớp áo đó, vẫn có thể nhìn thấu được ẩn dưới đó là những lớp áo và cấu kiện trang phục, nên vừa trông khiêm nhường, nhưng cũng toát lên vẻ trang trọng tao nhã như một mùa xuân kiều diễm và ngập sắc hoa."
Phần mũ được phỏng theo loại mũ “bao đính” được miêu tả trong “Vũ trung tùy bút” của Phạm Đình Hổ:
“Khi nhỏ ta thường thấy các bậc tiền bối nhàn cư đội một thứ mũ bao đính bằng mã vĩ, kiểu tròn mà đầu bằng, cao độ một thước, hoặc đội khăn bát tiên. Nhà sĩ thứ đội khăn bức cân và khăn bát tiên, hai thứ ấy đều không phải là công phục. Khăn bát tiên thì làm bằng đoạn hay bằng sa the, trên đỉnh có gài mấy hoa cúc, tết vòng quanh lên như thứ mũ trúc quan đời cổ, dải buộc vòng quanh trán, bỏ rũ về đàng sau, hai bên mang tai lại có rũ diềm, đó là phỏng theo lối khăn bao đính mà làm cho văn vẻ thêm.”
Đây là dạng đầu sức phổ biến ở các bậc trưởng giả thuộc tầng lớp trên thời Lê Trung hưng.
—————
Cảm ơn ảnh tư liệu tượng hậu phật chùa Nành của anh Hiếu Trần.
Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới chị Tuyết Nguyễn đã trợ giúp về mặt địa điểm chụp và cho phép đội ngũ ĐVPH sử dụng một số cổ vật thuộc bộ sưu tập cá nhân của chị vào bộ ảnh này.
Ảnh phỏng dựng và trang phục thuộc sở hữu của nhóm Đại Việt Phong Hoa. Vui lòng dẫn nguồn Đại Việt Phong Hoa và KHÔNG cắt xén logo, nội dung khi mang ảnh hoặc bài viết đi nơi khác.
—————
ĐỘI NGŨ THỰC HIỆN:
• Sản xuất nội dung: Nhóm Đại Việt Phong Hoa
• Nghiên cứu phục trang: Nhóm Đại Việt Phong Hoa
• Nhà may: Cổ Trang Đại Việt Quán
• Chế tác trang sức: Silver Soul Studio- Handmade in Vietnam
• Ảnh | Ánh sáng: Minh Đức
• Trợ lý chụp ảnh: Trương Yến Nhi
• Trang điểm: Bảo Ngọc
• Mẫu: Tuyết Nguyễn

Chỗ cho thuê Việt phục tại Huế

Huế từng là kinh đô (cố đô Huế) của Việt Nam triều Nguyễn hùng mạnh với các địa điểm nổi tiếng 
những di sản để lại của triều đại phong kiến, Thành phố có năm danh hiệu UNESCO ở Việt Nam: Quần thể di tích Cố đô Huế (1993), Nhã nhạc cung đình Huế (2003), Mộc bản triều Nguyễn (2009), Châu bản triều Nguyễn (2014) và Hệ thống thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế (2016). Ngoài ra, Huế còn là một trong những địa phương có di sản hát bài chòi đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Trong đó có Áo Nhật Bình, Áo ngũ thân là trang phục phổ biến thời nhà Nguyễn đang được các bạn trẻ tìm hiểu và yêu mến
ÁO DÀI CÔ SÁU chia sẻ top những cửa hàng cho thuê việt phục đẹp, đúng chuẩn uy tín trong bài viết sau đây.

Cổ Trang Hoàng Cung

Lý do để bạn nên đi du lịch Huế
Du lịch Huế có gì? Nếu có dịp ghé thăm xứ Huế mộng mơ và đang tìm kiếm cho mình địa điểm đẹp ở Huế về check in, sống ảo, khám phá văn hóa, thưởng thức cảnh quan thiên nhiên thì hãy lưu lại ngay
Check in cùng với cổ phục là điều tuyệt với nhất khi bạn đến Huế , lưu giữ cho mình những bức ảnh đẹp nhất khi đến với Huế
Hãy đến với chúng tôi dù chỉ một lần ! #CổTrangHoàngCung sẽ giúp bạn lưu giữ lại những gì đẹp nhất của bạn
 #CổTrangHoàngCung #HạnhMai - Thiết Kế và nhận đặt may cổ phục toàn quốc , cho thuê trang phục , chụp ảnh, make up tại Huế.

Địa chỉ : 63 Nguyễn Đức Tịnh - TP Huế
Phone : 0903096205 - 0968543065

Boho Hue Cho thuê Cổ Trang Tại Cố Đô Huế

Dến huế bạn cần thuê trang phục và combo chụp ảnh, make up trọn gói 
 tiệm có cho thuê trang phục áo dài, cổ phục và chụp ảnh khi dến huế:
 áo dài: 60k/1 bộ
 cổ phục: 100k/1 bộ (full phụ kiện)
 nhật bình: 300k/1 bộ (full phụ kiện)
 combo trọn gói cổ phục: 700k
(combo gồm trang phục và phụ kiện kèm theo, make up, chụp ảnh)
(không cần trả thêm tiền vé tham quan khi vào dại nội, lăng tẩm hoặc cung an dịnh cho photo bên mình bạn nha)
 bohohue shop - cho thuê trang phục tại huế
 shop ngay trung tâm thành phố.
 có nhận ship dến khách sạn.
Địa chỉ: 40 phan chu trinh (gần ga huế, gần kinh thành huế, cung an dịnh, tiện dường di làng hương và các lăng vua)
Phone: 0813. 428. 604

Tiệm Ảnh Việt Phục - Quang Photography

Địa chỉ 99 Lê Ngô Cát, Hue, Vietnam
Call: 0787614520
Trên đây là những địa điểm cho thuê việt phục, chụp hình việt phục uy tín Huế. Với những danh sách này ÁO DÀI CÔ SÁU gợi ý, chúc cho đôi bạn tìm thấy được địa điểm như mong muốn đồng thời có bộ ảnh kỷ niện đáng nhớ ở vùng đất gắn liền vùng đất triều đại cuối cùng của Việt Nam này.

Địa chỉ thuê Việt Phục ở Hà Nội


 Hà nội là thủ đô của cả nước nên trào việt phục ở đây rất phát triển với các shop bán và cho thuê việt phục từ thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn... uy tín. Sau đây ÁO DÀI CÔ SÁU sẽ cập nhật các store cho thuê việt phục đẹp, đúng chuẩn để bạn dễ dàng tìm hiểu và lựa chọn nhé. 

V’style

Vstyle tự hào cam kết cung cấp các sản phẩm cổ phục Việt chất lượng với giá tốt nhất!!!

V’style - Việt cổ phục cách tân
Địa chỉ: Tầng 3, tòa nhà số 276 Đường Láng, Đống Đa, Hà Nội

SĐT: 0982848525

Nhà Cô Lan Phương Vũ

Cho thuê trang phục giá tốt, nhiệt tình vui vẻ

 Địa chỉ : 16 ngõ 466 Đê La Thành - Đống Đa - Hà Nội
GỌI 0868753768/0915462122 ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN ...

Ỷ Vân Các

Ỷ Vân Các - Lưu giũ giá trị vẻ đẹp của thời gian
Ỷ Vân Các theo đuổi phong cách hoài cổ , lưu giũ vẻ đẹp truyền thống của phụ nữ Việt Nam -chúng tôi luôn tim tòi để đưa đến cho các bạn những bức ảnh mang tính nghệ thuật
+ Chụp ảnh áo dài Hà Nội .
+ Chụp ảnh Việt Phục
+ Chụp ảnh áo Yếm
+ Chụp ảnh Áo dài theo concept Tranh Nghệ thuật
+ Chụp ảnh Cưới Việt Phục
+ Chụp ảnh concept Nghệ thuật theo phong cách tranh Phục Hưng
Chúng tôi luôn cam kết cho khách hàng những bộ ảnh ĐẸP - CHẤT LƯỢNG - UY TÍN 
Sô 124 ngõ 376 Đường Bưởi, Ba Đình, Hà Nội
Hotline : 0865.862.902 - 0932.321.201
Trên đây là top cửa hàng cho thuê việt phục đúng chuẩn uy tín tại Hà Nội, với những chia sẻ trên ÁO DÀI CÔ SÁU Chúc cho các bạn tìm bộ việt phục cưới hỏi hay chụp ảnh... Ưng ý có những kỷ niệm đẹp về trang phục truyền thống dân tộc 

Áo dài xưa nay

Người Việt tự hào áo dài là một trang phục đặc trưng của mình với từ "Áo dài" (ao dai /ˈaʊ ˌdʌɪ/) được đưa nguyên bản vào từ điển Oxford và được giải thích là loại trang phục của phụ nữ Việt Nam với thiết kế hai tà áo trước và sau dài chấm mắt cá chân che bên ngoài chiếc quần dài.

Đã có nhiều so sánh, nhầm lẫn chiếc áo dài của người Việt Nam với chiếc sườn xám của dân tộc Trung Hoa. Song, áo dài của Việt Nam đã có cội nguồn Việt từ cả vài trăm năm trước. Hồn Việt luôn mãi ở trong chiếc áo dài ngàn năm không đổi dù cuộc sống và hình dạng chiếc áo dài có thay đổi đến đâu.

Tiến trình hình thành chiếc áo dài hiện đại từ rộng rãi đến ôm sát, nhấn eo như ngày hôm nay, để chiếc sườn xám nhìn có nét hao hao, hoàn toàn ảnh hưởng từ văn minh phương Tây trong sáng tạo của người Việt, không lưu dấu văn hóa Trung Quốc.

Áo dài xưa – nay: Mãi còn hồn Việt - ảnh 1

Áo dài xưa – nay: Mãi còn hồn Việt - ảnh 2

Đến năm 1744, tại Đàng Trong, Việt Nam, dưới thời cai trị của chúa Nguyễn Phúc Khoát, các nhà nghiên cứu trang phục Việt cho rằng chiếc áo dài Việt bắt đầu manh nha xuất hiện.

Lúc này, để phân biệt với người Đàng Ngoài, dưới sự cai trị của các chúa Trịnh, chúa Nguyễn ra lệnh các thuộc hạ của mình phải mặc thêm một chiếc quần dài bên trong chiếc áo lụa dài.

Đồng thời chúa Nguyễn Phúc Khoát ra sắc dụ trong dân, bắt buộc: "Thường phục thì đàn ông, đàn bà dùng áo cổ đứng ngắn tay, cửa ống tay rộng hoặc hẹp tùy tiện. Áo thì hai bên nách trở xuống phải khâu kín liền, không được xẻ mở. Duy đàn ông không muốn mặc áo cổ tròn ống tay hẹp cho tiện khi làm việc thì được phép..." như sách Đại Nam Thực lục ghi chép.

Từ đó có sự thay đổi y phục, đổi phong tục, nam nữ sĩ thứ trong nước, đều mặc áo nhu bào, mặc quần, vấn khăn, tục gọi quần chân áo chít bắt đầu từ đây.

Áo dài xưa – nay: Mãi còn hồn Việt - ảnh 3

Tức từ thời chúa Nguyễn Phúc Khoát đã xuất hiện chiếc áo dài ngũ thân mặc với quần dài. Được cải tiến từ áo tứ thân, áo ngũ thân gồm 5 tà, gồm 2 tà ở sau, 2 tà ở trước và một tà ẩn dưới hai tà trước.

Đây cũng là bộ trang phục đầu tiên có xẻ tà ở eo, một trong những điểm đặc biệt trong áo dài hiện đại. Áo dài ngũ thân tồn tại đến đầu thế kỷ 20.

Áo dài xưa – nay: Mãi còn hồn Việt - ảnh 4

Đầu thế kỷ 20, khi nền văn minh châu Âu theo chân người Pháp ồ ạt du nhập vào Việt Nam thì giới trí thức và tầng lớp trung lưu người Việt cũng bắt đầu Âu hóa.

Ngày 23-3-1934, trên Báo Phong Hóa đã cho đăng hình ảnh những chiếc áo dài cách tân với tên gọi áo dài Lemur của họa sĩ Cát Tường. Chiếc áo dài này có những đường nét cơ bản của áo dài truyền thống hiện nay với hai tà, xẻ eo, nhấn eo để tôn dáng tôn ngực. Tuy nhiên chiếc áo dài Lemur mang nhiều dáng dấp Âu hóa như tay phồng, cổ bồng, cổ hở, cổ có gắn nơ.

Áo dài xưa – nay: Mãi còn hồn Việt - ảnh 5

Chiếc áo dài này lập tức bị phê phán lai căng, khêu gợi, không đúng đắn. Tuy nhiên, vẻ đẹp hiện đại và gợi cảm của chiếc áo dài Lemur đã chinh phục được số đông phụ nữ đương thời, tạo nên một phong trào các bà các cô mặc áo dài ngày càng lan rộng.

Lúc này, chiếc áo dài Lemur đã được họa sĩ Cát Tường hoàn thiện thêm với phần nịt ngực như áo bơi để mặc thay cho áo yếm truyền thống, giúp chiếc áo dài Lemur vừa giữ được sự kín đáo của người phụ nữ Việt vừa tôn dáng vẻ người phụ nữ.

Áo dài xưa – nay: Mãi còn hồn Việt - ảnh 6

Áo dài xưa – nay: Mãi còn hồn Việt - ảnh 7

Với thành công của chiếc áo dài Lemur, họa sĩ Cát Tường đã được mời thực hiện một tủ áo dài riêng cho Nam Phương hoàng hậu. Ông cũng Nam tiến, đi khắp nước để quảng bá chiếc áo dài của mình, và làm áo dài cho nghiều nghệ sĩ nổi tiếng thời đó như bà Phùng Há.

Từ chiếc áo dài Lemur, họa sĩ Lê Phổ đã tiếp tục cải tiến khiến chiếc áo dài gần giống với áo dài truyền thống hôm nay. Tức chiếc áo dài qua thiết kế của họa sĩ Lê Phổ đã có cổ, cài nút bên phải, tay không còn phồng. Tuy nhiên, ở giai đoạn này chiếc áo dài có nhược điểm bị chùng vải ở nách tay vì tay không ráp xéo.

Nhược điểm này đã được nhà may Dung ở khu Đa Kao, Sài Gòn khắc phục vào năm 1960 với kiểu tay áo cắt xéo vào nách tránh được sự dư vải, nhăn vải ở nách người mặc gọi là áo dài tay raglan.Áo dài xưa – nay: Mãi còn hồn Việt - ảnh 8

Trong suốt quá trình hình thành và hoàn thiện của mình, chiếc áo dài không ngừng được cải tiến, cách tân để có vẻ đẹp hiện đại mà đặc trưng hồn Việt làm tôn sự duyên dáng, kín đáo mà quyến rũ của vóc dáng phụ nữ Việt Nam.

Tuy nhiên, bất cứ sự cải tiến, cách tân nào của chiếc áo dài cũng đều gây ra sự tranh cãi không dứt.

Năm 1958, bà Trần Lệ Xuân, lúc đó là vợ của ông Ngô Đình Nhu – cố vấn trong chính quyền của Tổng thống Ngô Đình Diệm đã phổ biến chiếc áo dài không cổ, có thể xuất phát từ mẫu thiết kế của một nhà tạo mẫu người Mỹ gốc Nhật vẽ kiểu được nữ diễn viên Kiều Chinh trình diễn lần đầu tiên tại Sài Gòn cùng thời điểm.

Áo dài xưa – nay: Mãi còn hồn Việt - ảnh 9

Song, với sự lăng xê chiếc áo dài này của bà Trần Lệ Xuân, người dân gọi luôn kiểu áo dài này là áo dài Trần Lệ Xuân. Chiếc áo dài này vẫn may tay raglan, nhấn eo, hai tà dài, gài nút bên phải mặc với quần dài, tuy nhiên cổ khoét tròn, khoét thuyền hay khoét hình tim để tạo sự thoải mái cho người mặc, phù hợp với khí hậu nhiệt đới.

Tuy áo dài Trần Lệ Xuân được phổ biến rộng rãi cho đến tận hôm nay nhưng vẫn có không ít ý kiến cho rằng chiếc áo dài này làm mất vẻ kín đáo, nét duyên của phụ nữ Việt.

Áo dài xưa – nay: Mãi còn hồn Việt - ảnh 10

Trong thập niên 1960-1970, tại miền Nam Việt Nam, không rõ từ đâu phụ nữ Việt, từ người nổi tiếng cho đến giới bình dân đều thịnh hành mốt áo dài chít eo, mặc với áo ngực chóp nhọn.

Chiếc áo dài kiểu này may cổ khá cao, eo ngoài nhấn các đường ôm sát còn được chít hông sao cho thật sát vào bụng người mặc để làm nổi bật vòng eo thon nhỏ và làm lộ phần ngực được nâng cao với chiếc áo ngực có chóp nhọn hẳn ra.

Áo dài xưa – nay: Mãi còn hồn Việt - ảnh 11

Cũng trong khoảng thời gian này, Sài Gòn xuất hiện phong trào áo dài mini rất được giới nữ sinh, sinh viên và thanh thiếu nữ trẻ tuổi ủng hộ.

Chiếc áo dài mini may tà ngắn đụng chấm đầu gối, không chít eo, tà hẹp, mặc với quần ống lòa xòa. Áo dài mini Sài Gòn phù hợp với nữ sinh vì gọn gang, làm tôn sự dễ thương, sinh động của các thiếu nữ trẻ, nhưng vẫn gặp luồng như luận phê phán loại áo dài này quá hippy.

Sau 1975, do đời sống chính trị xã hội có sự thay đổi trong buổi giao thời nên chiếc áo dài gần như biến mất. Mãi đến thập niên 1990, chiếc áo dài mới trở lại trong đời sống của người Việt một cách mạnh mẽ.

Nữ sinh, giáo viên, nhân viên công sở, ngân hàng, tiếp viên hàng không… đi làm, đi học đều mặc áo dài như đồng phục.

Áo dài xưa – nay: Mãi còn hồn Việt - ảnh 12

Năm 1989, cuộc thi Hoa hậu Áo dài lần đầu tiên được tổ chức với hoa hậu xinh đẹp Kiều Khanh được trao vương miện.

Hàng loạt cuộc trình diễn thời trang áo dài được tổ chức, với sự xuất hiện của nhiều nhà thiết kế áo dài tên tuổi như Minh Hạnh, Sĩ Hoàng, Liên Hương, Võ Việt Chung, Việt Hùng…

Từ nhiều năm qua Festival Huế liên tục có những đêm lễ hội áo dài hoành tráng, lung linh rực rỡ. Cho đến nay, Sở Du lịch TP.HCM cũng đã nhiều lần tổ chức thành công Lễ hội áo dài TP.HCM vào tháng ba khiến phong trào mặc áo dài trong đời sống người dân càng thêm trăm hoa đua nở.

Áo dài xưa – nay: Mãi còn hồn Việt - ảnh 13

Từ đó đến nay chiếc áo dài liên tục được cách tân, biến đổi, xuất hiện áo dài may bằng đủ thứ loại vải vóc như vải jean, vải cotton, vải linen…; còn có áo dài mặc với quần tây, quần jean, quần thun bó, áo dài cổ sen, áo dài cổ sơ mi, áo dài tay ngắn, tay lỡ…; áo dài mặc với váy…

Song, bên cạnh những biến tấu làm chiếc áo dài ngày càng đẹp và hiện đại, vẫn có những biến tấu làm chiếc áo dài trở nên hở hang, thô kệch và kỳ dị đến không còn nhận ra đó là chiếc áo dài.

Bởi thế, công luận luôn đòi hỏi ở mỗi chiếc áo dài phải thật sự mang trong mình nó  hồn Việt, tức vẻ duyên dáng, kín đáo, mềm mại nhưng vẫn tôn dáng vẻ của phụ nữ Việt.

Nguồn:Báo phấp luật