Cho thuê áo dài cưới, bưng quả, lễ tân, áo dài chụp ảnh, áo dài cho mẹ, vest nam, việt phục, áo bà ba, trang phục kỷ yếu số lượng lớn nhất TPHCM

Trang phục quan lại thời Trần

 Triều phục
Triều phục của quan lại đời trần vẫn duy trì quy chế mũ Lương Quan đi với Chu y, Chu thường như nhà Lý
Xin 0 bàn thêm cái này


 Thường phục

Thường phục của quan lại nhà Trần có 2 lần sửa đổi lớn vào năm 1254 và 1300

Vào khoảng năm 1254 dưới thời Trần Thái Tông là hoàng đế đầu triều nhà Trần đã định ra chế độ thường phục cho các quan vẫn theo lối cũ của nhà Lý tức là mặc bào phục trơn, đội phốc đầu cánh chuồn dài



Tới năm 1300 đời Trần Anh Tông lại đỏi quy chế cho các quan theo Đại Việt sử ký toàn thư là :" chế ra kiểu áo mũ mới cho quan võ đội, quan văn đội mũ Đinh Tự màu đen và Tụng quan đội mũ toàn hoa màu xanh như quy chế cũ"
Tuy vậy chỉ 3 tháng sau vào tháng 1 - 1301 triều đình lại định ra quy chế mới theo đó các quan văn lẫn võ đều đông loạt đội mũ Đinh Tự chữ không chỉ có quan văn nữa
Tới tháng 10 - 1301 lại có quy định kiểu mũ mới cho Vương, hầu, "ai tóc dài thì đội mũ Triều Thiên, ai tóc ngắn thì đội Bao Cân"
Tới năm 1374, Trần Duệ Tông lại lệnh tụng quan thay vì đội mũ Toàn Hoa chuyển sang thay bằng mũ Bồn Hoa

Như vậy thường phục của quan lại nhà Trần có 6 dạng: Phốc đầu, Triều Thiên, Bao Cân, Đinh tự, Toàn Hoa, Bồn Hoa

Phốc Đầu
Quy chế Phốc Đầu của nhà Trần căn bản vẫn như thời Lý cũng như các dạng phụ kiện 
Cũng xin ghi nhận một đặc điểm riêng biệt ở nước ta là các quan cũng giống như dân thích đi chân đất
Sứ thần Trần Cương Trung nhà Nguyên miêu tả : "Dân đều đi chân đất, thi thoảng có người đi giày da, đến điện liền cởi bỏ. Những khi ra ngoại ô tiếp đón (sứ giả), trăm người mặc áo bào, cầm hốt, đều chỉ đi đất mà thôi"
Tục đi chân đất khi vào triều này còn kéo dài tới tận thời Lê Trung Hưng - Trịnh (Sẽ nói ở phần sau)
Như vậy có thể thấy quan chức thời trần khi lên chính điện thường đi chân đất
Xin minh họa bằng bức tranh dưới lấy ở "Đại Việt Cổ Phong"


Triều Thiên (朝天巾 - Triều thiên cân), Bao cân (包巾)


Triều Thiên
Mũ Triều thiên là dạng mũ có 2 tầng giống như mũ Phốc Đầu chỉ có điều 2 cánh chuồn của nó thay vì nằm ngang thuôn dài thì nó uốn cong vểnh lên trên nên có tên gọi là Triều thiên ( Bái trời)


Mũ triều thiên trong họa phẩm đời Đường "Dương Quý Phi thượng mã đồ" 



Mũ triều thiên trong họa phẩm "Hán Cung xuân hiểu" của họa sĩ Cừu Anh đời Minh, thực tế thời Hán chưa có mũ triều thiên đây chỉ là sự hư cấu của tác giả (Mũ này có từ thời Đường) 


Minh họa mũ Triều thiên trong Trung Quốc phục trang sử


Bao Cân
Mũ Bao cân theo miêu tả là loại mũ thấp ngắn chỉ có 1 tầng, vương hầu người nào tóc ngắn thì đội Bao cân, tóc dài đội Triều thiên 



Tượng quan hầu tại lăng vua Trần Hiến Tông đội Bao Cân


Phục dựng lại hình tượng quan hầu trong phim tài liệu "Đi tìm trang phục Việt" tuy nhiên bản vẽ phục dựng này sai vì thiết kế cổ áo thành cổ đứng có cài cúc, trong khi áo quan hầu thời Trần thực tế là áo cổ tròn, mặc giao lĩnh ngắn bên trong, cái cổ áo giao lĩnh lộ ra ngoài cổ áo tròn. 


Bản vẽ phục dựng chuẩn hơn


Bản phục dựng với người mẫu và trang phục thật thì mới đúng khi chuyển sang cổ tròn giao lĩnh vạt chéo mặc trong


Đinh Tự (Đinh Tự cân - 丁字巾)

Đinh tự cân dịch ra là khăn chữ Đinh , tuy nhiên trong ngữ cảnh loại mũ chữ Đinh này khăn và mũ thực chất là một 

Kiểu mũ chữ Đinh này còn được dùng tới tận thời Lê - Trịnh dùng cho quan võ cấp thấp, nha lại, binh sĩ, tạp vụ, quan hầu... đội là loại mũ cực kỳ phổ biến thời đó.

Hình dáng mũ đúng như tên gọi phỏng theo kiểu chữ Đinh được xoay ngang
Đại để hình dáng như sứ Thần nhà Nguyên Trần Cương Trung miêu tả:" Sắc mũ màu xanh thẫm làm bằng lụa quết sơn,quây quanh trán bằng một sợi sắt, phần trước cáo một thước, uốn cong ra sau gáy, dùng dải đai thắt ngược lại ra sau, chóp mũ có móc sắt, người có chức quyền gia thêm vải vào móc "

Tác giả Phạm Đình Hồ sống vào cuối thế kỷ 17 trong "Vũ Trung tùy bút" có cách định nghĩa mũ chữ Đinh như sau:"Đinh Tiên Hoàng thoạt tiên chế ra mũ Tứ Phương Bình Đính, kiểu dáng mũ vuông đỉnh bằng, làm bằng da, ấy là quân trang (...) Đời sau lại biến dáng vuông thành dáng tròn, bẻ dáng thẳng thành dáng cong, làm mũ thông dụng khi chầu hầu, gọi là mũ Đinh Tự"

Cách giải thích trên chỉ là các giải thích nôm na để người đọc "Vũ Trung tùy bút" có thể hình dung được các nét cơ bản chứ thực tế không hẳn đã như vậy, tuy nhiên đúng là nó đã giúp người đọc dễ hình dung dáng mũ Đinh tự hơn thật


Chữ Đinh xoay ngang 


Tượng quan hầu tại đền Sĩ Nhiếp ( Bắc ninh) đội mũ Đinh tự, mũ Đinh Tự thời Trần còn có thêm dải vải phủ sau gáy nữa (Vì mô phỏng hình dáng chữ Đinh) tới thế kỷ 17-18 thì ít còn thấy chi tiết này trên mũ 


Tượng chùa Dâu đội mũ Đinh Tự


Mũ Đinh Tự trong lễ hội Đền Đô ở Bắc Ninh


Mũ Đinh tự trong điều khắc gỗ ở Cầu Hiền, đình Hoành Sơn, Nghệ An, thế kỷ 18

Toàn Hoa ( Toàn hoa cân - 攅化巾), Bồn hoa (Bồn hoa cân - 盆化巾)

Toàn hoa cũng như Bồn hoa là loại mũ sáng tạo riêng của nhà Trần, rất tiếc tới nay do dữ liệu hạn chế ta hoàn toàn không đủ chứng cớ để khẳng định hình dáng của 2 loại mũ này

Trong" Đại Việt sử ký toàn thư "có ghi chép Toàn hoa:" Có 2 kim hoàn đính 2 bên"
An Nam chí lược lại mô tả:" Loại mũ thượng phẩm đội khi thường triều dùng vải nhưng màu tía pha biếc làm thành sáu tua, đính vào đai ngang sau mũ, (...)hoàn làm bằng vàng thượng phẩm và đồi mồi là khác nhau"
Cân hoàn là một dạng trang sức phụ kiện bắt nguồn từ thời Tống dùng để đính vào khăn hay mũ có dạng vòng tròn bằng chất liệu quý như vàng, bạc, ngà...


Cân hoàn thời Tống tìm được tại Giang Tây - Trung Quốc và Cân hoàn trong tranh Hóa lang đồ thời Tống, hình từ sách Ngàn năm áo mũ


Cân Hoàn trên khăn dưới thời Choson - Triều Tiên


Cân Hoàn kết hợp với mũ Phốc Đầu + Quan phục (mặc trong phim bởi nam diễn viên Hàn Quốc Lee Soon Jae)

Kiểu dáng cụ thể của mũ Toàn hoa, Bồn hoa không được nói tới ngoại trừ chi tiết duy nhất là 2 loại mũ này được đính cân hoàn
Tuy nhiên tên gọi là Toàn Hoa, Bồn Hoa thì theo lẽ thường phải gắn với việc so nhiều trang sức dạng hoa lá trên đó

Trong tranh Trúc lâm đại sĩ xuất sơn đồ các tụng quan, quan hầu đời Trần đội một loại mũ có dáng mũ gần như hình lục lăng, có 2 cánh mũ gấp về trước hoặc sau, vuông ngắn như 2 hình dưới đây




Ngoài ra còn có 1 loại mũ như hình dưới mà các quan hầu, thị vệ đội là loại mũ có hoa văn lục lăng sau gáy giống An am chí lược mô tả



Tác giả Trần Quang Đức trong "Ngàn năm áo mũ" đặt ra 2 giả thuyết:
1) Loại mũ trong bức tranh chính là Toàn Hoa, Bồn Hoa nhưng họa sĩ chỉ vẽ giản lược lấy đặc điểm nổi bật, không vẽ trang sức hoa lá hoặc cái tên gọi Toàn Hoa, Bồn Hoa chỉ là tên gọi không liên quan tới hình dạng mũ (Giả thuyết này mình tin)
2) Loại mũ trong tranh 0 phải Toàn Hoa, Bồn Hoa nhưng vẫn là một loại mũ thường phục chưa rõ tên của các quan cấp nhỏ đời Trần


Lễ phục


Theo ghi chép trong "An Nam chí lược" của Lê Tắc về phần trang phục của bá quan nhà Trần có ghi chép: " Mũ của tước vương ba bậc, mũ của tước hầu hai bậc, mũ của tước minh tự một bậc, tên là mũ Củng Thần, phía trên đính hình ong bướm bằng vàng, to nhỏ dày thưa khác biệt,. Thân vương mặc áo bào tía dát vàng, tước hầu và tước minh tự mặc áo bào thêu hình phượng cá, từ Đại liêu ban trở xuống mặc Cổn Miện tùy theo cấp bậc. Ban văn đeo thêm Kim Ngư đại. Viên ngoại lang, lang tướng đội mũ Miện có các viền vàng bạc đan xen; từ lệnh thư xá tới hiệu thư lang thượng chế thị cấm đều đội mũ Miện bạc (...) nội quan Thái , thượng phẩm đội mũ Dương Đường, đính hình ong bướm bằng vàng, dày thưa khác biệt. Về trang phục, trung phẩm màu sắc áo mũ giảm xuống một chút, hạ phẩm đội mũ Dương đường không trang sức, áo bào tía, đều chắp tay lạy, không có hốt"


Qua ghi chép trên cho thấy lễ phục của các quan nhà Trần có 3 loại tương ứng với 3 cấp quan chức
- Trang phục Củng Thần dành cho tước vương, hầu, minh tự (Quan chức cao cấp và rất cao)
- Trang phục Cổn Miện dành cho các đại liêu ban xuống tới hiệu thư lang thượng chế thị cấm ( Quan chức cấp trung)
- Trang phục Dương Đường cho các quan trong ngạch Tụng quan (Nội quan - tức thái giám và các quan giúp việc loại nhỏ ít dính tới công việc hành chính) (Cấp thấp)

Mũ Củng Thần (Củng Thần quan - 拱宸冠 )



Mũ Củng Thần là một sáng tạo rất thú vị của nhà Trần cũng như triều Lý trước đó (Xem phần lễ phục của quan chức nhà Lý để biết)

Bản thân mình khi tìm kiếm hình về loại mũ này thì không thấy có ở nhà Tống hay Đường, sau này mới hay Củng Thần là biến thể của mũ Lương Quan (Xem phần triều phục nhà Lý để biết thêm)
Tuy nhiên thay vì dùng các viền vàng thì nhà Lý - Trần lại biến thành các bậc trên mũ, sau đó lại dùng các hoa văn ong bướm mạ vàng trên mũ để phân biệt phẩm trật các quan


Hình phục dựng mũ Củng Thần trong sách "Ngàn Năm áo mũ"





Mình tự vẽ lại Củng Thần (Xin lỗi hơi xấu với nhạt màu)

Ngoài ra trong bia chùa Thiệu Long dựng năm 1226, có đoạn miêu tả Đỗ Năng Thế là Tiết cấp nhập nội thái Tử :" Sắc trên mũ có vầng trăng côi tròn trịa, khoác lên mệnh phục ( Lễ phục) có chim phượng xoay tròn rực rỡ"
Như vậy trên mũ Củng Thần còn có thêm cả một trang sức dạng tròn ở trán mũ (Có thể là ngọc hay bạc), trên áo lễ phục có hoa văn Phượng ổ (Phượng cuốn)



Một mảnh hoa văn Phượng ổ thời Lý khai quật tại hoàng thành Thăng Long

Theo "An Nam chí lược" quy chế lễ phục dành cho Vương, Hầu, minh tự thời Trần bao gồm

Tước Vương đội mũ Củng Thần có 3 bậc mặc áo tía dát vàng (Tiêu kim tử phục)
Tước Hầu đội mũ Củng Thần 2 bậc thêu hình Phượng cá (Phượng ngư tử phục)
Tước Minh tự đội mũ Củng Thần 1 cũng mặc áo thêu hình Phượng cá (Phượng ngư tử phục)

Hoa văn Phượng ổ mình dẫn ở trên nằm trong bộ Phượng ngư tử phục (Được thêu hoa văn chim Phượng và Cá)


Cổn Miện 

Cổn miện theo quy chế thời Trần là lễ phục cho các quan cấp Trung, chắc chắn Cổn Miện của họ không thể giống Cổn Miện Hoàng Đế được
Xin không nói thêm về việc này


Hình trong "Tam tài đồ hội" về lễ phục dành cho quan lại, như mọi người thấy nhân vật này đội mũ miện chỉ có 3 dây thao, áo Cổn gần như 0 có hoa văn

Dương Đường (Dương Đường quan - 楊棠冠) 

Mũ Dương Đường cũng là một sáng tạo khác của nhà Trần
Tuy nhiên hiện vật cũng như tranh vẽ tới nay không còn đủ để phục dựng lại hình ảnh của mũ Dương Đường nữa chỉ có thể dựa vào các tư liệu mà đưa ra miêu tả phần nào
"An Nam chí lược" cho biết mũ Dương Đường :" đính hình ong bướm bằng vàng, dày thưa khác biệt. Về trang phục, trung phẩm màu sắc áo mũ giảm xuống một chút, hạ phẩm đội mũ Dương Đường không trang sức, áo bào tía, đều chắp tay lạy, không có hốt"

Bia chùa Diên Khánh Báo Ân làm năm 1333 ghi nhận :" Thượng Liễn Tam hỏa chính chưởng phụng ngự Trung phẩm đội mũ Dương Đường"

Dương Đường cũng còn được định nghĩa là một loại hoa văn
"Đại Việt sử ký toàn thư" :" Năm 1401, nhà Hồ quy định (...) nô lệ của các quan trổ hình quả cầu lửa, nô lệ của công chúa trổ hình Dương Đường"
Năm 1449 Lê Hiến Tống quy định, "các tước công, hầu, bá, phò mã và quan văn võ tam phẩm trở lên được mặc Công phục và mũ Phốc Đầu (...) không được dùng trang sức Dương Đường" 

Năm 1661 đời Lê Thần Tôn quy định mũ Dương Đường là Triều phục của hoàng tử, vương tử được phong tước quốc công

Phan Huy Chú trong "Lịch Triều hiến chương loại chí " có viết về mũ Dương Đường là : " Kiểu dáng như mũ Phốc Đầu, duy phía sau cao hơn, hai cánh chuồn nạm vàng"

Tổng kết lại tác giả cuốn "Ngàn Năm áo mũ" đặt giả thuyết mũ Dương Đường nhà Trần có dáng tương tự như mũ Phốc Đầu tuy nhiên có phần hậu sơn phần sau của mũ nhô cao, có 2 cánh chuồn nạm vàng hoặc trang sức quý, được trang trí trên đó hoa văn Dương Đường và ong bướm