Cho thuê áo dài cưới, bưng quả, lễ tân, áo dài chụp ảnh, áo dài cho mẹ, vest nam, việt phục, áo bà ba, trang phục kỷ yếu số lượng lớn nhất TPHCM

ÁO TỨ ĐIÊN LÀ GÌ


 

ÁO TỨ ĐIÊN LÀ GÌ? HÌNH DÁNG CỦA NÓ RA SAO?

Cái tên "áo tứ điên" xuất hiện trong ghi chép của sứ thần nhà Nguyên khi đi sứ qua Đại Việt vào thời Trần. Sứ thần miêu tả áo là như bối tử (chỉ đối khâm, áo khoác), cổ tròn, như áo sam (cũng chỉ đối khâm, áo khoác).


Có 1 giả thiết là "áo tứ điên" là cách người Trung thời đó phiên âm 1 tên áo của tiếng Việt. Rất có thể đây là cách người Trung thời đó phiên âm cái tên "áo tứ thân", vì tứ điên được miêu tả căn bản không khác gì áo tứ thân, ngoài cổ áo tứ điên là cổ tròn.


Vậy loại áo như thế hình dáng thế nào? Sách Tam Tài Đồ Hội (ảnh 2-3) có vẽ người Giao Chỉ thời Lê sơ, mặc một loại áo khoác với cổ tròn, thắt ở giữa, được cho là áp tứ điên. Nhưng vì tranh được vẽ rất ko đúng tỉ lệ gì cả nên không thể hoàn toàn phỏng áo theo tranh này.

Thế nhưng loại áo khoác cổ tròn đã xuất hiện khá nhiều lần trong tranh. Tranh 1 vẽ một người đàn ông mặc áo khoác cổ tròn có nút, bên trong cũng mặc cổ tròn có nút. Đây rất có thể chính là áo tứ điên.

Tranh 4 là hiện vật áo vua Thanh ban tặng cho chúa Trịnh, là dạng áo khoác cổ tròn thắt nút.
Tranh 5 là vẽ Đàng Trong mặc cổ tròn thắt nút.

Tất cả những kiểu này rất có thể chính là hình dạng của áo tứ điên, một loại áo đã xuất hiện từ thời Lí Trần. Đến giờ, áo bà ba cũng khá tương tự kiểu này, nhưng chit eo nhiều hơn, và cổ ko còn tròn.
Kiểu này tại Trung Quốc cũng khá phổ biến.