Từ nhiều đời nay, cách đặt tên của người Việt thường tuân theo một quy tắc phổ biến đó là Nam “Văn” - Nữ “Thị”. Cũng giống như các quốc gia khác trên thế giới, quy tắc này được xem như cách tạo đặc trưng cho tên nam và nữ. Vậy tại sao lại hình thành quy tắc như vậy?
Theo thói quen, Nam giới Việt có thể có nhiều tên đệm khác nhau nhưng tuyệt nhiên không bao giờ sử dụng chữ ‘Thị’, và ngược lại đối với Nữ giới.
Dưới thời phong kiến, khi chỉ có Nam giới mới được đi học và đi thi, làm người ‘có chữ nghĩa’. Chữ “Văn” nghĩa là người có học, có chữ. Vì thế, chữ “Văn” trở thành một từ dành riêng cho Nam giới.
Chữ ‘văn’ trong tên đệm nhằm nhấn mạnh rằng nam giới thường là những người có đi học, là học trò. Có lẽ vì ý nghĩa hay ho này mà lâu dần ai cũng muốn chứng tỏ bản thân là người có chữ nghĩa và học thức. Do đó, các bậc cha mẹ khi sinh được con trai thường đặt chữ ‘văn’ làm tên đệm để thể hiện ước mơ muốn con cái được thành, danh toại, sự nghiệp học hành được suôn sẻ thuận lợi.
Thói quen đặt tên này dần được hình thành và ăn sâu vào tiềm thức của nhiều thế hệ. Kết quả là tạo thành một công thức đặt tên phổ biến cho nam giới Việt: họ + Văn + tên.
Về chữ “Thị” trong tên Nữ giới lại có nhiều cách giải thích khác nhau. Về mặt từ gốc, học giả An Chi có lý giải ‘thị’ là một từ Việt gốc Hán để chỉ phụ nữ. Vì thế có lẽ từ này xuất hiện trong tên đệm của nữ giới từ sau thời kỳ Bắc thuộc lần thứ nhất. Trong Từ nguyên từ điển có câu ‘Phu nhân xưng thị’ (đàn bà gọi là thị) và giải thích thêm ‘thị’ còn là một từ để phụ nữ dùng để tự xưng.
Ngày xưa, khi Nam nhân là những người làm việc lớn thì Nữ nhân là những người không hề có tiếng nói trong xã hội. Chính vì vậy, đến việc có một tên riêng cũng là điều không cần thiết với họ. Khi ở với cha mẹ, người ta người lấy Họ cha + với chữ “Thị” để gọi những người con gái. Khi xuất giá thì phải tòng phu, người ta lại dùng họ chồng + với chữ “Thị” để gọi người phụ nữ đó. Ví như danh phận của họ chỉ gắn liền với người đàn ông, không thể tách rời. Chữ “Thị” có lẽ là dành cho những nữ giới không có tên, vô danh như nàng Thị trong câu chuyện cổ tích Quả Thị ngày xưa.
Hiện nay, quy tắc đặt tên này đã được thay đổi ít nhiều. Nhiều tên đệm khác hay hơn, có ý nghĩa hơn được sử dụng cho cả Nam lẫn Nữ. Tuy nhiên, mặc định Nam “Văn” Nữ “Thị” vẫn khắc sâu trong suy nghĩ của người Việt, không bao giờ thay đổi.
Đây chỉ là quan điểm và góc nhìn của chúng tôi, có thể có nhiều cách lý giải và góc nhìn khác nhau. Vì vậy, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo để mọi người cùng bàn luận với nhau. Nếu bạn có cách lý giải khác, hãy bình luận bên dưới.
Biên soạn | Ký ức Việt Nam
Tư liệu tham khảo | Travel Mag
Theo thói quen, Nam giới Việt có thể có nhiều tên đệm khác nhau nhưng tuyệt nhiên không bao giờ sử dụng chữ ‘Thị’, và ngược lại đối với Nữ giới.
Dưới thời phong kiến, khi chỉ có Nam giới mới được đi học và đi thi, làm người ‘có chữ nghĩa’. Chữ “Văn” nghĩa là người có học, có chữ. Vì thế, chữ “Văn” trở thành một từ dành riêng cho Nam giới.
Chữ ‘văn’ trong tên đệm nhằm nhấn mạnh rằng nam giới thường là những người có đi học, là học trò. Có lẽ vì ý nghĩa hay ho này mà lâu dần ai cũng muốn chứng tỏ bản thân là người có chữ nghĩa và học thức. Do đó, các bậc cha mẹ khi sinh được con trai thường đặt chữ ‘văn’ làm tên đệm để thể hiện ước mơ muốn con cái được thành, danh toại, sự nghiệp học hành được suôn sẻ thuận lợi.
Thói quen đặt tên này dần được hình thành và ăn sâu vào tiềm thức của nhiều thế hệ. Kết quả là tạo thành một công thức đặt tên phổ biến cho nam giới Việt: họ + Văn + tên.
Về chữ “Thị” trong tên Nữ giới lại có nhiều cách giải thích khác nhau. Về mặt từ gốc, học giả An Chi có lý giải ‘thị’ là một từ Việt gốc Hán để chỉ phụ nữ. Vì thế có lẽ từ này xuất hiện trong tên đệm của nữ giới từ sau thời kỳ Bắc thuộc lần thứ nhất. Trong Từ nguyên từ điển có câu ‘Phu nhân xưng thị’ (đàn bà gọi là thị) và giải thích thêm ‘thị’ còn là một từ để phụ nữ dùng để tự xưng.
Ngày xưa, khi Nam nhân là những người làm việc lớn thì Nữ nhân là những người không hề có tiếng nói trong xã hội. Chính vì vậy, đến việc có một tên riêng cũng là điều không cần thiết với họ. Khi ở với cha mẹ, người ta người lấy Họ cha + với chữ “Thị” để gọi những người con gái. Khi xuất giá thì phải tòng phu, người ta lại dùng họ chồng + với chữ “Thị” để gọi người phụ nữ đó. Ví như danh phận của họ chỉ gắn liền với người đàn ông, không thể tách rời. Chữ “Thị” có lẽ là dành cho những nữ giới không có tên, vô danh như nàng Thị trong câu chuyện cổ tích Quả Thị ngày xưa.
Hiện nay, quy tắc đặt tên này đã được thay đổi ít nhiều. Nhiều tên đệm khác hay hơn, có ý nghĩa hơn được sử dụng cho cả Nam lẫn Nữ. Tuy nhiên, mặc định Nam “Văn” Nữ “Thị” vẫn khắc sâu trong suy nghĩ của người Việt, không bao giờ thay đổi.
Đây chỉ là quan điểm và góc nhìn của chúng tôi, có thể có nhiều cách lý giải và góc nhìn khác nhau. Vì vậy, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo để mọi người cùng bàn luận với nhau. Nếu bạn có cách lý giải khác, hãy bình luận bên dưới.
Biên soạn | Ký ức Việt Nam
Tư liệu tham khảo | Travel Mag