TRANG PHỤC GIAO LÃNH hay còn gọi là giao lĩnh , cũng được gọi là áo vạt chéo , căn cứ vào hình thể của cổ áo mà đặt tên cho loại áo . Áo giao lĩnh thường có 4 vạt chính và 1 vạt phụ , đối với áo giao lĩnh tay rộng dùng cho tu sĩ Phật Giáo có đến 7 vạt .
Hiện vật phục dựng đầu tiên chúng ta thấy đó là trang phục Giao Lĩnh Thời Lê được phục dựng theo thể thức bức tranh lụa chân dung Tả thái tử Kiến Trung hầu Thông chương đại phụ Trịnh Đình Kiên ( 1715 - 1786 ) .
Hiện tranh đang được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam ( Hà Nội ) . Với chất liệu vải the voan được phỏng dụng tương tự , giao lĩnh thời Lê trung hưng có cổ áo to bản may nối lại và khoét cổ khá rộng vì bên trong mặt nhiều lớp .
ÁO GIAO LĨNH TAY CHẼN
Theo hình vẽ người mặc áo giao lĩnh bên ngoài màu đen hoa văn dệt ẩn bên trong mặc áo giao lĩnh lụa đỏ đến áo đen bên trong và trong cùng áo lót lụa trắng , đặc điểm áo giao lĩnh thời Lê giai đoạn này là tà áo khá dài và tay áo rộng , cuối tay áo có may một đường chỉ chặn tay áo tạo thành túi nhỏ , người xưa trao cho nhau vật gì thường bỏ vào tay áo