Áo lập lĩnh là dạng áo cổ đứng. Áo cổ đứng lần đầu tiên xuất hiện vào triều Minh, về cơ bản không khác gì viên lĩnh, vẫn dùng dải gút để buộc, chỉ đính thêm cổ đứng. Thời Minh cũng xuất hiện loại thụ lĩnh xẻ giữa và không kéo vạt, cài khuy.
Triều Thanh và triều Nguyễn cùng học hỏi thụ lĩnh từ Minh, nhưng mỗi nơi lại đi theo 1 xu huớng khác nhau do mục đích học hỏi khác nhau. Triều Thanh ở vùng lạnh giá, nên học Minh cốt là để sử dụng cái cổ đứng, vậy nên áo lập lĩnh của Thanh cổ thường dựng rất cao mà đường kéo vạt áo thì biến đổi tùy ý, thường uốn lượn như 1 cách thức trang trí, có khi lại kéo chưa đến nách, có khi lại là loại xẻ giữa. Triều Nguyễn thì cốt chỉ muốn có chút khác biệt với kiểu áo cổ xưa thời Lê, nhưng vẫn muốn bảo lưu nền tảng truyền thống, vậy nên cổ dựng không cao mà luôn thấp, còn lại thì không khác gì áo đoàn lĩnh, đặc biệt vạt luôn kéo hẳn sang bên nách như các loại áo ngũthân khác.
Thụ lĩnh Việt Nam
áo lập lĩnh của nhà nguyễn