Thực sự rất lo ngại với trào lưu mặc trang phục áo dài hiện nay, có những nghệ sỹ còn khoe với báo chí rằng cả nhà mặc trang phục truyền thống, nhưng thực ra chẳng có chút truyền thống nào cả.
Hiện nay đàn ông Việt có 2 xu hướng mọi người coi là truyền thống nhưng hoàn toàn bị lệnh lạc (loại thời trang thì tôi không nói ở đây).
1/ Trang phục áo dài của diễn viên sâu khấu đã được các họa sỹ thiết kế sâu khấu cải biên loại này không may theo hơi hướng truyền thống, thường rộng thùng thình, tà áo quá dài, thường được may là gấm có hoa văn chữ thọ nổi, đầu đội khăn đóng sẵn đồng mầu với áo.
Trong giai đoạn thập niên 60, 70 trở lại đây thường trên sâu khấu diễn các vở chèo, cải lương nói về xã hội phong kiến thì thường có các nhân vật quan lại, lý trưởng (cường hào ác bá) để nhân vật trở thành điển hình gian ác, tham lam, ngu, bẩn... họa sỹ thiết kế trang phục phải cho diễn viên mặc nhếch nhác kệch cỡm. Từ các bộ trang phục này người ta lại mang ra bày bán sẵn ở các hiệu may, sau đó trang phục sân khấu được mọi người mua về mặc.
Chính vì vậy, hiện nay cứ mặc áo dài nam truyền thống là già trẻ, lớn bé đều cho rằng "cường hào, ác bá, lý trưởng...".
Cách mặc theo kiểu sân khấu này phổ biến đến tận các sự kiện mang tính quốc gia, trong đại.
Trong khi đó, quan lại ngày xưa không mặc xấu như vậy.
2/ Trang phục áo may theo kiểu Ấn độ (dưới cách gọi là cách tân). Hầu như các nhà thiết kế không biết đến các đặc điểm tinh hoa của áo dài đàn ông Việt. Họ thực hiện may trang phục cho đàn ông là theo kiểu Âu phục, cổ Tầu, rồi kéo dài tà áo xuống và gọi là áo dài truyền thống cách tân.
Đặc điểm loại áo này: May bó sát cơ thể (có loại áo triết 4 ly ở eo), tà áo hẹp, chiều dài của tà có loại kéo dài đến mắt cá chân, có loại cao trên đầu gối. Do đặc điểm áo này khá giống với áo dài nữ, để có dấu ấn của nhà thiết kế họ bèn in, vẽ, thêu đủ loại, đủ màu sắc lên tà áo và coi đó là cách tân. Hình thức này đã đi ngược hẳn với tính chất, đặc điểm của áo dài nam truyền thống, kiêm tốn, giản dị, kín đáo và chững chạc, nam tính.
Người mặc loại áo này đầu thường không quấn khăn, nếu đội khăn là đồng mầu với áo, do đó khi mặc đàn ông rất giống phụ nữ, hoặc giống với đàn ông một số nước Trung Á.
Nhà cháu nghĩ rằng, sự kiện tôn vinh áo dài do TP. Hồ Chí Minh thực hiện là điều rất tốt, nhưng chỉ tốt có một nửa là áo dài nữ. Còn đối với áo nam là 1 thất bại thảm hại bởi các bộ trang phục ở đây không mang bản sắc văn hóa của đàn ông Việt, những bộ trang phục này làm đàn ông âm tính đi rất nhiều (như hình ảnh anh Thành Lộc) và các bộ trang phục đàn ông khác na ná, giống trang phục dân tộc của đàn ông một số quốc gia vùng Trung Á.